Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi phù hợp theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT và sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT là hoạt động bắt buộc theo quy định đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trước khi đưa sản phẩm này ra thị trường.
Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì? Thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
Nội Dung
Thức ăn chăn nuôi chia thành những nhóm nào?
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
Thức ăn đậm đặc: là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thức ăn tinh hỗn hợp: cho bê và bò thịt là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức và được sử dụng cùng với thức ăn thô nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của bê và bò thịt.
Xem thêm: Tư vấn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì?
Giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là loại giấy tờ bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đưa các sản phẩm là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản sản xuất trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu ra thị trường Việt Nam.
Hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động đánh giá, thủ nghiệm và xác nhận chất lượng sản phẩm QCVN 01-190:2020/BNNPTNT và sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Đối tượng bắt buộc chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi (2024)
QCVN 01-190:2020/BNNPTNT áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi chứng nhận:
QCVN 01-183:2016/BNNPTNT:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
QCVN 01-190:2020/BNNPTNT:
- Thức ăn truyền thống.
- Thức ăn bổ sung dạng đơn (nguyên liệu đơn).
- Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi khác (không thuộc quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-183:2016/BNNPTNT).
Phương thức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Phương thức đánh giá hợp quy thức ăn chăn nuôi sẽ thực hiện theo Phương thức 5 hoặc Phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/20212 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/03/2017.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Một vài điểm cần lưu ý:
- Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
- Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-190:2020/BNNPTNT.
- Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
- Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định của Bộ NN&PTNT hoặc QCVN hoặc TCVN về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Trình tự công bố chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Bước 1: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi:
- Bản công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT.
- Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập/Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
- Nếu doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…) thì hồ sơ công bố hợp quy phải có thêm kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
- Nếu doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…) thì hồ sơ công bố hợp quy TACN của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
- Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.
Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định.
- Bản công bố hợp quy.
- Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập/Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
- Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi) kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.