CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Tạo ra “sân chơi” đánh giá năng lực công chức Hải quan

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :

(New Gol) – Tổ chức, phương pháp, bộ đề, phần mềm và sử dụng kết quả đánh giá năng lực công chức Hải quan là 5 nhóm vấn đề lớn được đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đánh giá năng lực trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

Tạo ra
Điểm cầu hội nghị tại Tổng cục Hải quan. Ảnh: Q.H

Ngày 21/8/2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đành giá năng lực trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

Hội nghị có sự tham gia của trên 500 cán bộ, công chức đến từ các điểm cầu tại Tổng cục Hải quan và 35 cục hải quan tỉnh, thành phố.

Báo cáo bằng hình ảnh tại hội nghị nêu rõ, Tổng cục Hải quan đã triển khai đánh giá năng lực kể từ năm 2018 và 2019, trên quy mô toàn quốc đối với gần 5.000 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính gồm: giám sát quản lý, thuế XNK, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm định từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục.

Năm 2023, Tổng cục Hải quan tiếp tục mở rộng việc đánh giá năng lực sang đối tượng lãnh đạo cấp Đội thuộc Chi cục và tương đương công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính, nâng tổng số lượt công chức đã được đánh giá năng lực qua 2 kỳ đánh giá năng lực là hơn 10.300 lượt công chức.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng nhấn mạnh, đánh giá năng lực là công tác thường xuyên, liên tục giúp cho lãnh đạo các cấp bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm, đồng thời nắm bắt những tồn tại, hạn chế phục vụ cho công tác đào tạo. Qua đánh giá năng lực, nhiều đơn vị Hải quan địa phương nhận thức rõ, công tác đánh giá năng lực là chìa khóa, thước đo đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức.

“Mục tiêu triển khai đánh giá năng lực trong thời gian tới, tạo ra “sân chơi” cho cán bộ, công chức mà không cảm thấy áp lực qua việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ được cụ thể hóa bằng các nội dung, tình huống xử lý”, Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh thêm.

Gợi ý phần thảo luận tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng yêu cầu các vụ, cục, các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn.

Đó là, tổ chức đánh giá năng lực (đối tượng đánh giá năng lực, cách thức tổ chức, tần suất tổ chức đánh giá năng lực); phương pháp (căn cứ, nội dung, hình thức, cấu trúc bài đánh giá năng lực, cấp độ khó…); bộ đề (phương pháp xây dựng câu hỏi, nội dung bộ đề, cách thức triển khai xây dựng bộ đề); phần mềm (tạo câu hỏi nguyên tắc, chính thức và luyện tập); sử dụng kết quả đánh giá năng lực trong công tác tổ chức cán bộ.

Tại hội nghị, liên quan đến đối tượng đánh giá năng lực, các cục hải quan địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Tĩnh… đề xuất phương án miễn đánh giá năng lực đối với công chức còn 2 năm công tác trước khi nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Một số đơn vị cũng đề xuất phương án giao lãnh đạo đơn vị sẽ lựa chọn cán bộ, công chức tham gia đánh giá năng lực.

Liên quan đến cấu trúc bài đánh giá năng lực, xây dựng bộ đề đánh giá năng lực, một số đơn vị đề xuất giảm những câu hỏi chi tiết mà đưa ra nhiều tình huống đối với đánh giá năng lực cấp lãnh đạo hay đưa ra đáp án mang tính gợi ý cho cán bộ, công chức mà không đưa ra nhiều đáp án…

Hội nghị cũng thống nhất quan điểm, đánh giá năng lực cần thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm nhằm đảm bảo công chức thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng quy định.

Việc đánh giá năng lực phải gắn liền với công tác tổ chức cán bộ và kết quả đánh giá năng lực được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động của công tác tổ chức cán bộ.

Việc đánh giá năng lực không gây sức ép cho công chức, nội dung bộ đề gắn chặt với nhiệm vụ hàng ngày của công chức theo vị trí việc làm (thông qua việc bộ đề được ban hành trước khi tổ chức đánh giá năng lực ít nhất 3 tháng; các bộ đề được công khai, các thí sinh có thời gian ôn tập và làm bài luyện thi).

Đánh giá năng lực công chức cấp càng cao thì nội dung đánh giá năng lực càng cần đảm bảo yêu cầu quản lý toàn diện toàn bộ các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị (đối với cấp trưởng); đánh giá được lĩnh vực chuyên môn trực tiếp phụ trách và hiểu biết chung về các lĩnh vực khác của đơn vị (đối với cấp phó).

Khi đánh giá năng lực xong, cần có cơ chế ghi nhận, khen thưởng công chức đạt yêu cầu (qua việc cấp chứng chỉ đạt yêu cầu, giấy khen của Tổng cục Hải quan)…

Nguồn tham khảo

(New Gol) – Tổ chức, phương pháp, bộ đề, phần mềm và sử dụng kết quả đánh giá năng lực công chức Hải quan là 5 nhóm vấn đề lớn được đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đánh giá năng lực trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

Tạo ra
Điểm cầu hội nghị tại Tổng cục Hải quan. Ảnh: Q.H

Ngày 21/8/2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đành giá năng lực trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

Hội nghị có sự tham gia của trên 500 cán bộ, công chức đến từ các điểm cầu tại Tổng cục Hải quan và 35 cục hải quan tỉnh, thành phố.

Báo cáo bằng hình ảnh tại hội nghị nêu rõ, Tổng cục Hải quan đã triển khai đánh giá năng lực kể từ năm 2018 và 2019, trên quy mô toàn quốc đối với gần 5.000 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính gồm: giám sát quản lý, thuế XNK, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm định từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục.

Năm 2023, Tổng cục Hải quan tiếp tục mở rộng việc đánh giá năng lực sang đối tượng lãnh đạo cấp Đội thuộc Chi cục và tương đương công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính, nâng tổng số lượt công chức đã được đánh giá năng lực qua 2 kỳ đánh giá năng lực là hơn 10.300 lượt công chức.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng nhấn mạnh, đánh giá năng lực là công tác thường xuyên, liên tục giúp cho lãnh đạo các cấp bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm, đồng thời nắm bắt những tồn tại, hạn chế phục vụ cho công tác đào tạo. Qua đánh giá năng lực, nhiều đơn vị Hải quan địa phương nhận thức rõ, công tác đánh giá năng lực là chìa khóa, thước đo đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức.

“Mục tiêu triển khai đánh giá năng lực trong thời gian tới, tạo ra “sân chơi” cho cán bộ, công chức mà không cảm thấy áp lực qua việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ được cụ thể hóa bằng các nội dung, tình huống xử lý”, Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh thêm.

Gợi ý phần thảo luận tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng yêu cầu các vụ, cục, các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn.

Đó là, tổ chức đánh giá năng lực (đối tượng đánh giá năng lực, cách thức tổ chức, tần suất tổ chức đánh giá năng lực); phương pháp (căn cứ, nội dung, hình thức, cấu trúc bài đánh giá năng lực, cấp độ khó…); bộ đề (phương pháp xây dựng câu hỏi, nội dung bộ đề, cách thức triển khai xây dựng bộ đề); phần mềm (tạo câu hỏi nguyên tắc, chính thức và luyện tập); sử dụng kết quả đánh giá năng lực trong công tác tổ chức cán bộ.

Tại hội nghị, liên quan đến đối tượng đánh giá năng lực, các cục hải quan địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Tĩnh… đề xuất phương án miễn đánh giá năng lực đối với công chức còn 2 năm công tác trước khi nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Một số đơn vị cũng đề xuất phương án giao lãnh đạo đơn vị sẽ lựa chọn cán bộ, công chức tham gia đánh giá năng lực.

Liên quan đến cấu trúc bài đánh giá năng lực, xây dựng bộ đề đánh giá năng lực, một số đơn vị đề xuất giảm những câu hỏi chi tiết mà đưa ra nhiều tình huống đối với đánh giá năng lực cấp lãnh đạo hay đưa ra đáp án mang tính gợi ý cho cán bộ, công chức mà không đưa ra nhiều đáp án…

Hội nghị cũng thống nhất quan điểm, đánh giá năng lực cần thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm nhằm đảm bảo công chức thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng quy định.

Việc đánh giá năng lực phải gắn liền với công tác tổ chức cán bộ và kết quả đánh giá năng lực được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động của công tác tổ chức cán bộ.

Việc đánh giá năng lực không gây sức ép cho công chức, nội dung bộ đề gắn chặt với nhiệm vụ hàng ngày của công chức theo vị trí việc làm (thông qua việc bộ đề được ban hành trước khi tổ chức đánh giá năng lực ít nhất 3 tháng; các bộ đề được công khai, các thí sinh có thời gian ôn tập và làm bài luyện thi).

Đánh giá năng lực công chức cấp càng cao thì nội dung đánh giá năng lực càng cần đảm bảo yêu cầu quản lý toàn diện toàn bộ các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị (đối với cấp trưởng); đánh giá được lĩnh vực chuyên môn trực tiếp phụ trách và hiểu biết chung về các lĩnh vực khác của đơn vị (đối với cấp phó).

Khi đánh giá năng lực xong, cần có cơ chế ghi nhận, khen thưởng công chức đạt yêu cầu (qua việc cấp chứng chỉ đạt yêu cầu, giấy khen của Tổng cục Hải quan)…

Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.