CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :


(New Gol) – Nhằm hoàn thiện các quy định và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, ngày 7/11/2024, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN) về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó Tổng cục Hải quan đã bám sát các mục tiêu chiến lược như: xây dựng Hải quan Việt Nam dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh chữ ký số, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn và đại diện các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp ghi nhận và giải đáp các đề xuất của cộng đồng DN. Ảnh: H.Nụ
Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn và đại diện các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp ghi nhận và giải đáp các đề xuất của cộng đồng DN. Ảnh: H.Nụ

Trong đó, hướng tới 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa, Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm các nội dung mới, cũng như chỉnh sửa lại một số nội dung đã sửa đổi, bổ sung tại dự thảo đã lấy ý kiến.

Để đảm bảo các quy định của pháp luật được đồng bộ, thống nhất, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định và Thông tư. Sau khi lấy ý kiến, để dự thảo Nghị định và Thông tư được đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao, Tổng cục Hải quan tổ chức lấy ý kiến đóng góp trực tiếp đối với dự thảo Nghị định và Thông tư này, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn cho biết thêm.

Theo đó, tại hội thảo này, các đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng DN đã tham gia ý kiến đóng góp, đề xuất các nội dung liên quan đến việc đảm bảo, đáp ứng Hải quan số, Hải quan thông minh, mục tiêu để các quy định được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục hải quan trên môi trường điện tử, xử lý dữ liệu thông minh thông qua việc số hóa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan; việc khai báo, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan thực hiện qua hệ thống.

Đồng thời, nhằm đảm bảo việc quản lý hải quan đối với các hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (XK) được thực hiện trên hệ thống; việc quản lý hoạt động của DN ưu tiên được thực hiện thông qua việc kết nối, trao đổi dữ liệu giữa DN và cơ quan Hải quan…

Cụ thể, một số nội dung liên quan đến nhóm thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, các DN quan tâm và nêu nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan về địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 4); người khai hải quan (Điều 5); đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan (Điều 6); áp dụng chế độ DN ưu tiên (Điều 10); khai bổ sung hàng hoá XNK (Điều 20); khai hải quan (Điều 25);

Kiểm tra thực tế hàng hóa (Điều 29); giải phóng hàng (Điều 32); trách nhiệm và quan hệ phối hợp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu (Điều 33); giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh (Điều 34); thủ tục hải quan đối với hàng hoá tái nhập XK (Điều 47); định mức gia công hàng hoá XNK (Điều 55)…

Nêu ý kiến tại hội thảo, hầu hết đại diện Hiệp hội: VASEP, Dệt may, VAMA, Logistics…, và các DN đều ghi nhận sự tích cực của cơ quan Hải quan trong việc xây dựng chính sách pháp luật tạo điều kiện cho cộng đồng DN và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được chặt chẽ, hiệu quả.

Đại diện DN nêu ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: H.Nụ
Đại diện DN nêu ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: H.Nụ

Tuy nhiên, bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, các hiệp hội, DN đề xuất cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành tạo điều kiện hơn nữa trong việc kiểm tra đối với hàng hoá phải có giấy phép kiểm tra chuyên ngành; hàng hoá gửi kho ngoại quan cho phép DN được khai một lần; quản lý rủi ro hải quan đối với DN ưu tiên; xem xét quy định tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo quy định…

Ngoài ra, các DN đề xuất có hướng dẫn cụ thể quy định về xác định trước mã số, phân tích phân loại, giám định hàng hoá; nghiên cứu, xây dựng các quy định để đại lý hải quan phát triển theo đúng mục tiêu đề ra…

Đại diện các hiệp hội, DN cũng cho rằng, trong giai đoạn vừa qua ngành Hải quan đã đi được những bước rất dài trong cải cách thủ tục hành chính. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC là những văn bản quan trọng đối với DN trong thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục thông quan hàng hóa cho DN. Trong dự thảo có nhiều điểm mới nếu như DN góp ý cụ thể và sát với thực tiễn thì rất thuận lợi khi chính sách có hiệu lực thi hành.

Kết luận tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn cho rằng, mục tiêu của việc xây dựng chính sách ngoài việc giải quyết vướng mắc, Ban soạn thảo (Tổng cục Hải quan) hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK. Thủ tục hải quan có thuận lợi, minh bạch, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Sự tham gia của chính DN trong việc đóng góp ý kiến xây dựng chính sách là bước rất quan trọng để chính sách phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, thông qua hội thảo này, Ban soạn thảo đánh giá cao sự đóng góp ý kiến của các hiệp hội DN và cộng đồng DN trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản nêu trên, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn nhấn mạnh.





Nguồn tham khảo


(New Gol) – Nhằm hoàn thiện các quy định và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, ngày 7/11/2024, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN) về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó Tổng cục Hải quan đã bám sát các mục tiêu chiến lược như: xây dựng Hải quan Việt Nam dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh chữ ký số, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn và đại diện các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp ghi nhận và giải đáp các đề xuất của cộng đồng DN. Ảnh: H.Nụ
Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn và đại diện các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp ghi nhận và giải đáp các đề xuất của cộng đồng DN. Ảnh: H.Nụ

Trong đó, hướng tới 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa, Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm các nội dung mới, cũng như chỉnh sửa lại một số nội dung đã sửa đổi, bổ sung tại dự thảo đã lấy ý kiến.

Để đảm bảo các quy định của pháp luật được đồng bộ, thống nhất, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định và Thông tư. Sau khi lấy ý kiến, để dự thảo Nghị định và Thông tư được đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao, Tổng cục Hải quan tổ chức lấy ý kiến đóng góp trực tiếp đối với dự thảo Nghị định và Thông tư này, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn cho biết thêm.

Theo đó, tại hội thảo này, các đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng DN đã tham gia ý kiến đóng góp, đề xuất các nội dung liên quan đến việc đảm bảo, đáp ứng Hải quan số, Hải quan thông minh, mục tiêu để các quy định được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục hải quan trên môi trường điện tử, xử lý dữ liệu thông minh thông qua việc số hóa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan; việc khai báo, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan thực hiện qua hệ thống.

Đồng thời, nhằm đảm bảo việc quản lý hải quan đối với các hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (XK) được thực hiện trên hệ thống; việc quản lý hoạt động của DN ưu tiên được thực hiện thông qua việc kết nối, trao đổi dữ liệu giữa DN và cơ quan Hải quan…

Cụ thể, một số nội dung liên quan đến nhóm thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, các DN quan tâm và nêu nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan về địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 4); người khai hải quan (Điều 5); đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan (Điều 6); áp dụng chế độ DN ưu tiên (Điều 10); khai bổ sung hàng hoá XNK (Điều 20); khai hải quan (Điều 25);

Kiểm tra thực tế hàng hóa (Điều 29); giải phóng hàng (Điều 32); trách nhiệm và quan hệ phối hợp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu (Điều 33); giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh (Điều 34); thủ tục hải quan đối với hàng hoá tái nhập XK (Điều 47); định mức gia công hàng hoá XNK (Điều 55)…

Nêu ý kiến tại hội thảo, hầu hết đại diện Hiệp hội: VASEP, Dệt may, VAMA, Logistics…, và các DN đều ghi nhận sự tích cực của cơ quan Hải quan trong việc xây dựng chính sách pháp luật tạo điều kiện cho cộng đồng DN và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được chặt chẽ, hiệu quả.

Đại diện DN nêu ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: H.Nụ
Đại diện DN nêu ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: H.Nụ

Tuy nhiên, bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, các hiệp hội, DN đề xuất cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành tạo điều kiện hơn nữa trong việc kiểm tra đối với hàng hoá phải có giấy phép kiểm tra chuyên ngành; hàng hoá gửi kho ngoại quan cho phép DN được khai một lần; quản lý rủi ro hải quan đối với DN ưu tiên; xem xét quy định tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo quy định…

Ngoài ra, các DN đề xuất có hướng dẫn cụ thể quy định về xác định trước mã số, phân tích phân loại, giám định hàng hoá; nghiên cứu, xây dựng các quy định để đại lý hải quan phát triển theo đúng mục tiêu đề ra…

Đại diện các hiệp hội, DN cũng cho rằng, trong giai đoạn vừa qua ngành Hải quan đã đi được những bước rất dài trong cải cách thủ tục hành chính. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC là những văn bản quan trọng đối với DN trong thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục thông quan hàng hóa cho DN. Trong dự thảo có nhiều điểm mới nếu như DN góp ý cụ thể và sát với thực tiễn thì rất thuận lợi khi chính sách có hiệu lực thi hành.

Kết luận tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn cho rằng, mục tiêu của việc xây dựng chính sách ngoài việc giải quyết vướng mắc, Ban soạn thảo (Tổng cục Hải quan) hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK. Thủ tục hải quan có thuận lợi, minh bạch, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Sự tham gia của chính DN trong việc đóng góp ý kiến xây dựng chính sách là bước rất quan trọng để chính sách phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, thông qua hội thảo này, Ban soạn thảo đánh giá cao sự đóng góp ý kiến của các hiệp hội DN và cộng đồng DN trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản nêu trên, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn nhấn mạnh.





Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.