CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :

 

Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)

 

Tính đến tháng 6/2024, việc trao đổi dữ liệu tờ khai hải quan (ACDD) thông qua ASW, Việt Nam đã chính thức trao đổi thành công với tất cả 8 nước tham gia hệ thống. Lào được khuyến nghị nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để bắt đầu thử nghiệm trong năm 2024.

 

Về việc trao đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-Phyto), Philippine thông báo đã hoàn thành trao đổi thử nghiệm với Indonesia và Thái Lan. Việc triển khai chính thức e-Phyto giữa 3 nước này sẽ được bàn bạc, thống nhất trong thời gian tới.

 

Tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 diễn ra vào tháng 6/2024 tại Việt Nam nhấn mạnh nghiên cứu về ASW thế hệ mới và là một trong những Hoạt động ưu tiên về kinh tế (PED) của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024, hiện đang bước đầu triển khai với nguồn hỗ trợ thuộc Chương trình đối tác ASEAN- USAID.

 

Ngoài ra, Ban Thư ký đề xuất các cơ quan Hải quan cần thắt chặt quan hệ hợp tác với các tổ chức khác như Phòng Thương mại quốc tế (ICC) hay các tổ chức về vận chuyển, trên cơ sở nhìn nhận vai trò quan trọng của các tổ chức này đối với việc kiểm soát các chứng từ thương mại. Qua đó, khuyến khích các nước ASEAN xem xét áp dụng chữ ký điện tử và định danh số, hướng tới số hóa hoàn toàn quy trình quản lý hồ sơ.

 

Tham vấn với các Đối tác đối thoại và Khu vực tư nhân

 

Việc tham vấn thường kỳ với các Đối tác đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia được đẩy mạnh để thúc đẩy chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác, diễn ra tại các cuộc họp Ủy ban điều phối hải quan (CCC) và Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN.

 

Đáng chú ý, tham vấn ASEAN – Trung Quốc đã thực hiện 21 phiên; tham vấn ASEAN- Nhật Bản đã thực hiện được 25 phiên; tham vấn ASEAN- Hàn Quốc đã thực hiện được 19 phiên; tham vấn ASEAN- Úc đã thực hiện được 7 phiên; tham vấn ASEAN- WCO đã thực hiện được 12 phiên.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác hải quan trong ASEAN. Đầu tiên, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thuộc Nhóm ASEAN-6 và các nước nhóm CLMV (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar). Thêm vào đó, thể chế, quy định pháp luật của các nước thành viên ASEAN có sự khác biệt. Sự chênh lệch, khác biệt này dẫn đến sự không đồng bộ trong việc triển khai các sáng kiến, hoạt động hợp tác Hải quan ASEAN.

 

Ngoài ra, nguyên tắc đồng thuận trong phương pháp làm việc của ASEAN đôi khi cũng gây ra một số trở ngại, chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động chung, trong trường hợp các nước thành viên không đạt được tiếng nói chung trong một số vấn đề nhất định.

 

Nguồn tham khảo

 

Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)

 

Tính đến tháng 6/2024, việc trao đổi dữ liệu tờ khai hải quan (ACDD) thông qua ASW, Việt Nam đã chính thức trao đổi thành công với tất cả 8 nước tham gia hệ thống. Lào được khuyến nghị nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để bắt đầu thử nghiệm trong năm 2024.

 

Về việc trao đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-Phyto), Philippine thông báo đã hoàn thành trao đổi thử nghiệm với Indonesia và Thái Lan. Việc triển khai chính thức e-Phyto giữa 3 nước này sẽ được bàn bạc, thống nhất trong thời gian tới.

 

Tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 diễn ra vào tháng 6/2024 tại Việt Nam nhấn mạnh nghiên cứu về ASW thế hệ mới và là một trong những Hoạt động ưu tiên về kinh tế (PED) của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024, hiện đang bước đầu triển khai với nguồn hỗ trợ thuộc Chương trình đối tác ASEAN- USAID.

 

Ngoài ra, Ban Thư ký đề xuất các cơ quan Hải quan cần thắt chặt quan hệ hợp tác với các tổ chức khác như Phòng Thương mại quốc tế (ICC) hay các tổ chức về vận chuyển, trên cơ sở nhìn nhận vai trò quan trọng của các tổ chức này đối với việc kiểm soát các chứng từ thương mại. Qua đó, khuyến khích các nước ASEAN xem xét áp dụng chữ ký điện tử và định danh số, hướng tới số hóa hoàn toàn quy trình quản lý hồ sơ.

 

Tham vấn với các Đối tác đối thoại và Khu vực tư nhân

 

Việc tham vấn thường kỳ với các Đối tác đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia được đẩy mạnh để thúc đẩy chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác, diễn ra tại các cuộc họp Ủy ban điều phối hải quan (CCC) và Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN.

 

Đáng chú ý, tham vấn ASEAN – Trung Quốc đã thực hiện 21 phiên; tham vấn ASEAN- Nhật Bản đã thực hiện được 25 phiên; tham vấn ASEAN- Hàn Quốc đã thực hiện được 19 phiên; tham vấn ASEAN- Úc đã thực hiện được 7 phiên; tham vấn ASEAN- WCO đã thực hiện được 12 phiên.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác hải quan trong ASEAN. Đầu tiên, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thuộc Nhóm ASEAN-6 và các nước nhóm CLMV (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar). Thêm vào đó, thể chế, quy định pháp luật của các nước thành viên ASEAN có sự khác biệt. Sự chênh lệch, khác biệt này dẫn đến sự không đồng bộ trong việc triển khai các sáng kiến, hoạt động hợp tác Hải quan ASEAN.

 

Ngoài ra, nguyên tắc đồng thuận trong phương pháp làm việc của ASEAN đôi khi cũng gây ra một số trở ngại, chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động chung, trong trường hợp các nước thành viên không đạt được tiếng nói chung trong một số vấn đề nhất định.

 

Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.