CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :


(New Gol) – Xu thế số hóa cũng như chuyển đổi số đối với công tác quản lý tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng không, đường biển là tất yếu. Từ thực tiễn đó, Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án Cửa khẩu số với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). 	Ảnh: N.Linh
Hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: N.Linh

Tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, với vai trò quan trọng của cửa khẩu biên giới – là nơi thực hiện toàn bộ thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và người xuất nhập cảnh qua lại biên giới với các nước láng giềng, do đó cần thiết có sự thống nhất về quy trình thủ tục, đặc biệt là triển khai chuyển đổi số quy trình thủ tục đối với hàng hóa, phương tiện, người qua lại biên giới.

Thực tế hiện nay một số địa phương đã triển khai nền tảng cửa khẩu số như Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh cũng đang nghiên cứu mô hình này. Theo đánh giá tại dự thảo Đề án cửa khẩu số đang được Tổng cục Hải quan xây dựng, nền tảng cửa khẩu số tại một số địa phương được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện khá nhanh chóng, tiện lợi, việc tìm kiếm thông tin thuận lợi. Bên cạnh đó, khi thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng cường khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Tuy nhiên, cửa khẩu số là một khái niệm mới, chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, chưa phân định rõ trách nhiệm của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu; làm tăng thêm thủ tục hành chính của doanh nghiệp khi khai báo thông tin về hàng hóa, phương tiện, người vận chuyển nhiều lần (khai báo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành, khai báo trên cửa khẩu số).

Đặc biệt, nếu mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số và ban hành quy trình sử dụng riêng để áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trên địa phương mình sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực và tài chính đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin…

Hiện nay, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án Cửa khẩu số dựa trên các Hiệp định thương mại, vận tải, hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và các luật hiện hành tại Việt Nam.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), đề án đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, số hóa quy trình thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thông quan, giảm thời gian lưu giữ tại cửa khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại.

Đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý điều hành của chính quyền địa phương các tỉnh biên giới; giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ có thể theo dõi kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Đồng thời, thống nhất tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý, quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, phù hợp với nhu cầu hội nhập của hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng và qua nước láng giềng sang nước thứ 3 theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Đề án cửa khẩu số sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

Bổ sung khái niệm cửa khẩu số

Từ thực tiễn, Tổng cục Hải quan đề xuất giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số theo hướng bổ sung khái niệm cửa khẩu số tại Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể: Cửa khẩu số là hình thức số hóa việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên nền tảng ứng dụng cơ chế một cửa quốc gia.

Đề án cửa khẩu số sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

Bên cạnh đó, sửa đổi Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường bộ. Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nơi được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng và kết nối hệ thống với Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc trực tiếp truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin. Đồng thời, quy định về thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ xuất cảnh; thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh.

Bên cạnh đó, về giải pháp công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cũng đề xuất nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia; kết nối trang thiết bị, máy móc. Cùng với đó là giải pháp về máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu để để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, đầu tư lắp đặt trang thiết bị cũng như công tác hiện đại hóa…





Nguồn tham khảo


(New Gol) – Xu thế số hóa cũng như chuyển đổi số đối với công tác quản lý tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng không, đường biển là tất yếu. Từ thực tiễn đó, Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án Cửa khẩu số với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). 	Ảnh: N.Linh
Hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: N.Linh

Tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, với vai trò quan trọng của cửa khẩu biên giới – là nơi thực hiện toàn bộ thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và người xuất nhập cảnh qua lại biên giới với các nước láng giềng, do đó cần thiết có sự thống nhất về quy trình thủ tục, đặc biệt là triển khai chuyển đổi số quy trình thủ tục đối với hàng hóa, phương tiện, người qua lại biên giới.

Thực tế hiện nay một số địa phương đã triển khai nền tảng cửa khẩu số như Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh cũng đang nghiên cứu mô hình này. Theo đánh giá tại dự thảo Đề án cửa khẩu số đang được Tổng cục Hải quan xây dựng, nền tảng cửa khẩu số tại một số địa phương được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện khá nhanh chóng, tiện lợi, việc tìm kiếm thông tin thuận lợi. Bên cạnh đó, khi thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng cường khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Tuy nhiên, cửa khẩu số là một khái niệm mới, chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, chưa phân định rõ trách nhiệm của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu; làm tăng thêm thủ tục hành chính của doanh nghiệp khi khai báo thông tin về hàng hóa, phương tiện, người vận chuyển nhiều lần (khai báo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành, khai báo trên cửa khẩu số).

Đặc biệt, nếu mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số và ban hành quy trình sử dụng riêng để áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trên địa phương mình sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực và tài chính đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin…

Hiện nay, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án Cửa khẩu số dựa trên các Hiệp định thương mại, vận tải, hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và các luật hiện hành tại Việt Nam.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), đề án đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, số hóa quy trình thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thông quan, giảm thời gian lưu giữ tại cửa khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại.

Đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý điều hành của chính quyền địa phương các tỉnh biên giới; giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ có thể theo dõi kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Đồng thời, thống nhất tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý, quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, phù hợp với nhu cầu hội nhập của hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng và qua nước láng giềng sang nước thứ 3 theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Đề án cửa khẩu số sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

Bổ sung khái niệm cửa khẩu số

Từ thực tiễn, Tổng cục Hải quan đề xuất giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số theo hướng bổ sung khái niệm cửa khẩu số tại Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể: Cửa khẩu số là hình thức số hóa việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên nền tảng ứng dụng cơ chế một cửa quốc gia.

Đề án cửa khẩu số sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

Bên cạnh đó, sửa đổi Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường bộ. Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nơi được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng và kết nối hệ thống với Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc trực tiếp truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin. Đồng thời, quy định về thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ xuất cảnh; thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh.

Bên cạnh đó, về giải pháp công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cũng đề xuất nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia; kết nối trang thiết bị, máy móc. Cùng với đó là giải pháp về máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu để để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, đầu tư lắp đặt trang thiết bị cũng như công tác hiện đại hóa…





Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.