CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Doanh nghiệp giảm chi phí nhờ tuân thủ tốt pháp luật hải quan

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :


(New Gol) – Cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó giảm bớt công việc thực hiện của cơ quan Hải quan và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc không tuân thủ pháp luật.

Doanh nghiệp giảm chi phí-Hải quan tập trung nguồn lực quản lý
Quang cảnh tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Q.H

Sáng 9/10, Tạp chí Hải quan tổ chức tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”.

Tọa đàm xoay quanh 2 phần: “Nhiều lợi ích khi cơ quan Hải quan thí điểm Chương trình tự nguyện tuân thủ”; và “Thực hiện chính thức chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật theo hướng nào?”.

Diễn giả, khách mời tham gia tọa đàm gồm có: ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro-Tổng cục Hải quan; bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1.

Hải quan nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ

Chia sẻ những kết quả mà Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính Ban hành Thông tư số 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở 5 mức tuân thủ, mức cao nhất doanh nghiệp ưu tiên (mức 1) và thấp nhất là doanh nghiệp không tuân thủ (mức 5). Cơ quan Hải quan công bố công khai mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trên Công Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.

Chương trình thí điểm được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (năm 2022), cơ quan Hải quan ghi nhận có 213 doanh nghiệp tham gia chia theo kim ngạch, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố.

Giai đoàn 2, cơ quan Hải quan đặt mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình lên 20% (tương đương 40 doanh nghiệp). Trên thực tế, trong giai đoạn này, cơ quan Hải quan ghi nhận có thêm 82 doanh nghiệp tham gia (tương đương tăng 38,5%), nâng tổng số doanh nghiệp tham gia Chương trình lên 295 doanh nghiệp.

Như vậy, khi doanh nghiệp truy cập vào Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan bằng mã số thuế có thể tra cứu mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và biết được nguyên nhân dẫn đến mức tuân thủ đó.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ, năm 2022, Cục Quản lý rủi ro đã trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu cung cấp những giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu để nâng cao mức độ tuân thủ, giảm tỷ lệ kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó tỷ lệ các công việc mà cơ quan Hải quan thực hiện các công việc quản lý thấp hơn và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc không tuân thủ pháp luật.

Ông Nguyễn Nhất Kha vui mừng thông báo: Trong số 295 doanh nghiệp tham gia, có trên 80% doanh nghiệp duy trì được mức độ tuân thủ và tăng mức độ tuân thủ. Trong đó, có 118 doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ từ mức 3, 4, 5 lên mức 2, 3; 135 doanh nghiệp giữ nguyên mức độ tuân thủ (mức 2, 3).

Đối với những doanh có mức độ tuân thủ thấp được nâng mức độ tuân thủ sẽ có tỷ lệ kiểm tra thấp hơn, dẫn đến thời gian thông quan hàng hóa nhanh hơn.

Đối với những doanh nghiệp giữ vững được mức độ tuân thủ (thuân thủ tốt) sẽ được cơ quan Hải quan ghi nhận phải đáp ứng ở các tiêu chí như tờ khai, kim ngạch càng lớn, tương tự như đối với doanh nghiệp ưu tiên cũng phải đáp ứng các tiêu chí về tờ khai, kim ngạch.

Có thể nói, thành công của Chương trình này là việc doanh nghiệp duy trì được mức độ tuân thủ và nâng mức độ tuân thủ.

Cơ quan Hải quan đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai về cách thức, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ. Trong đó, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ để quy định rõ những công việc mà 2 bên phải làm, thống nhất những hoạt động mà cơ quan Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những vấn đề mà doanh nghiệp phải lưu ý. Đây là tiền đề dẫn đến thành công của Chương trình.

Đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp thành viên tham gia Chương trình thí điểm, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, trước khi tham gia Chương trình thí điểm, doanh nghiệp thường xuyên bị động tuân thủ pháp luật hải quan, thường xuyên phụ thuộc vào sự hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, công chức hải quan. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia Chương trình, bất cứ hoạt động của doanh nghiệp đều mang tính tự nguyện, chuyển từ bị động sang chủ động tuân thủ pháp luật.

“Chương trình thí điểm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chí phí. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn thì hàng hóa được giải phóng nhanh. Đối với tờ khai luồng Vàng, doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn để giải phóng hàng hóa.

Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, thì doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về trụ sở cơ quan Hải quan để kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người”- ông Dương Quốc Phi chia sẻ.

Ông Dương Quốc Phi ví dụ: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi tờ khai ở luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.

Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiểm được thời gian, chi phí, nguồn lực.

Cơ quan Hải quan cần xây dựng lộ trình cụ thể

Về lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình chính thức, ông Nguyễn Nhất Kha cho biết, hiện Tổng cục Hải quan đã dự thảo quyết định triển khai chính thức Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan để xin ý kiến các cục hải quan tỉnh, thành phố; các hiệp hội doanh nghiệp; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…

Theo đó, căn cứ vào nguồn lực hiện có, cơ quan Hải quan dự kiến có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia triển khai Chương trình chính thức phải đáp ứng các tiêu chí đảm bảo các doanh nghiệp khi tham gia cũng nhận được những lợi ích.

Do vậy, đối với các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình chính thức phải tự đánh giá mức độ tuân thủ và mong muốn được cơ quan Hải quan hỗ trợ những nội dung gì và những công việc cần triển khai?

Để cơ quan Hải quan đem lại hiệu quả hơn từ việc triển khai chính thức Chương trình, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trước tiên cơ quan Hải quan cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổng thể với lộ trình cụ thể theo từng năm, mốc thời gian cụ thể.

Bất kỳ chương trình nào muốn thành công phải đặt mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, có các giải pháp kèm theo, với lộ trình cụ thể.

Đồng thời, ngành Hải quan cần chú trọng thiết lập nền tảng để tương tác chung, cảnh báo chung, nêu ra những vẫn đề giải đáp về lĩnh vực hải quan. Đây là công cụ không chỉ hỗ trợ cho Chương trình này mà hỗ trợ cho công việc quản lý của cơ quan Hải quan và cả doanh nghiệp.





Nguồn tham khảo


(New Gol) – Cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó giảm bớt công việc thực hiện của cơ quan Hải quan và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc không tuân thủ pháp luật.

Doanh nghiệp giảm chi phí-Hải quan tập trung nguồn lực quản lý
Quang cảnh tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Q.H

Sáng 9/10, Tạp chí Hải quan tổ chức tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”.

Tọa đàm xoay quanh 2 phần: “Nhiều lợi ích khi cơ quan Hải quan thí điểm Chương trình tự nguyện tuân thủ”; và “Thực hiện chính thức chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật theo hướng nào?”.

Diễn giả, khách mời tham gia tọa đàm gồm có: ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro-Tổng cục Hải quan; bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1.

Hải quan nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ

Chia sẻ những kết quả mà Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính Ban hành Thông tư số 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở 5 mức tuân thủ, mức cao nhất doanh nghiệp ưu tiên (mức 1) và thấp nhất là doanh nghiệp không tuân thủ (mức 5). Cơ quan Hải quan công bố công khai mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trên Công Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.

Chương trình thí điểm được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (năm 2022), cơ quan Hải quan ghi nhận có 213 doanh nghiệp tham gia chia theo kim ngạch, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố.

Giai đoàn 2, cơ quan Hải quan đặt mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình lên 20% (tương đương 40 doanh nghiệp). Trên thực tế, trong giai đoạn này, cơ quan Hải quan ghi nhận có thêm 82 doanh nghiệp tham gia (tương đương tăng 38,5%), nâng tổng số doanh nghiệp tham gia Chương trình lên 295 doanh nghiệp.

Như vậy, khi doanh nghiệp truy cập vào Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan bằng mã số thuế có thể tra cứu mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và biết được nguyên nhân dẫn đến mức tuân thủ đó.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ, năm 2022, Cục Quản lý rủi ro đã trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu cung cấp những giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu để nâng cao mức độ tuân thủ, giảm tỷ lệ kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó tỷ lệ các công việc mà cơ quan Hải quan thực hiện các công việc quản lý thấp hơn và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc không tuân thủ pháp luật.

Ông Nguyễn Nhất Kha vui mừng thông báo: Trong số 295 doanh nghiệp tham gia, có trên 80% doanh nghiệp duy trì được mức độ tuân thủ và tăng mức độ tuân thủ. Trong đó, có 118 doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ từ mức 3, 4, 5 lên mức 2, 3; 135 doanh nghiệp giữ nguyên mức độ tuân thủ (mức 2, 3).

Đối với những doanh có mức độ tuân thủ thấp được nâng mức độ tuân thủ sẽ có tỷ lệ kiểm tra thấp hơn, dẫn đến thời gian thông quan hàng hóa nhanh hơn.

Đối với những doanh nghiệp giữ vững được mức độ tuân thủ (thuân thủ tốt) sẽ được cơ quan Hải quan ghi nhận phải đáp ứng ở các tiêu chí như tờ khai, kim ngạch càng lớn, tương tự như đối với doanh nghiệp ưu tiên cũng phải đáp ứng các tiêu chí về tờ khai, kim ngạch.

Có thể nói, thành công của Chương trình này là việc doanh nghiệp duy trì được mức độ tuân thủ và nâng mức độ tuân thủ.

Cơ quan Hải quan đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai về cách thức, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ. Trong đó, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ để quy định rõ những công việc mà 2 bên phải làm, thống nhất những hoạt động mà cơ quan Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những vấn đề mà doanh nghiệp phải lưu ý. Đây là tiền đề dẫn đến thành công của Chương trình.

Đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp thành viên tham gia Chương trình thí điểm, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, trước khi tham gia Chương trình thí điểm, doanh nghiệp thường xuyên bị động tuân thủ pháp luật hải quan, thường xuyên phụ thuộc vào sự hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, công chức hải quan. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia Chương trình, bất cứ hoạt động của doanh nghiệp đều mang tính tự nguyện, chuyển từ bị động sang chủ động tuân thủ pháp luật.

“Chương trình thí điểm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chí phí. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn thì hàng hóa được giải phóng nhanh. Đối với tờ khai luồng Vàng, doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn để giải phóng hàng hóa.

Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, thì doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về trụ sở cơ quan Hải quan để kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người”- ông Dương Quốc Phi chia sẻ.

Ông Dương Quốc Phi ví dụ: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi tờ khai ở luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.

Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiểm được thời gian, chi phí, nguồn lực.

Cơ quan Hải quan cần xây dựng lộ trình cụ thể

Về lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình chính thức, ông Nguyễn Nhất Kha cho biết, hiện Tổng cục Hải quan đã dự thảo quyết định triển khai chính thức Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan để xin ý kiến các cục hải quan tỉnh, thành phố; các hiệp hội doanh nghiệp; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…

Theo đó, căn cứ vào nguồn lực hiện có, cơ quan Hải quan dự kiến có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia triển khai Chương trình chính thức phải đáp ứng các tiêu chí đảm bảo các doanh nghiệp khi tham gia cũng nhận được những lợi ích.

Do vậy, đối với các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình chính thức phải tự đánh giá mức độ tuân thủ và mong muốn được cơ quan Hải quan hỗ trợ những nội dung gì và những công việc cần triển khai?

Để cơ quan Hải quan đem lại hiệu quả hơn từ việc triển khai chính thức Chương trình, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trước tiên cơ quan Hải quan cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổng thể với lộ trình cụ thể theo từng năm, mốc thời gian cụ thể.

Bất kỳ chương trình nào muốn thành công phải đặt mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, có các giải pháp kèm theo, với lộ trình cụ thể.

Đồng thời, ngành Hải quan cần chú trọng thiết lập nền tảng để tương tác chung, cảnh báo chung, nêu ra những vẫn đề giải đáp về lĩnh vực hải quan. Đây là công cụ không chỉ hỗ trợ cho Chương trình này mà hỗ trợ cho công việc quản lý của cơ quan Hải quan và cả doanh nghiệp.





Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.