CÔNG TY TNHH TM DV CNTT G.O.L

Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan

Category :
Tin Tức Hải Quan
Author :


(New Gol) – Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho rằng, để tuân thủ tốt pháp luật hải quan, bản thân các doanh nghiệp phải tự chủ động trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó sẽ mang lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
Ông Dương Quốc Phi, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1. Ảnh: Q.H

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, trước khi tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện pháp luật hải quan, doanh nghiệp thường xuyên bị động tuân thủ pháp luật hải quan, thường xuyên phụ thuộc vào sự hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, công chức Hải quan.

Kể từ khi tham gia Chương trình, bất cứ hoạt động của doanh nghiệp đều mang tính tự nguyện, chuyển từ bị động sang chủ động tuân thủ pháp luật. Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí.

Sau 2 năm triển khai, Chương trình thí điểm được triển khai xuyên suốt từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp cục, chi cục hải quan.

Trong quá trình triển khai, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, Cục Hải quan Hà Nội (nơi doanh nghiệp làm thủ tục) đã bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên quan tâm, liên lạc hỗ trợ doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp với công chức Hải quan chuyên trách.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, chi cục thống kê những lỗi mà doanh nghiệp thường xuyên mắc phải, mức độ tuân thủ pháp luật… thông báo cho doanh nghiệp, từ đó phòng tránh vi phạm, duy trì mức độ tuân thủ, nâng mức độ tuân thủ.

“Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn thì doanh nghiệp được giải phóng hàng hóa nhanh. Còn đối với tờ khai luồng Vàng phải chịu kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn để giải phóng hàng hóa. Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra để cơ quan Hải quan kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người.

Ông Dương Quốc Phi dẫn chứng: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Do vậy, khi tờ khai luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí. Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn lực.

Ông Dương Quốc Phi chia sẻ, vi phạm mà các doanh nghiệp thường xuyên mắc phải chủ yếu liên quan đến chính sách mặt hàng và áp mã HS do doanh nghiệp không nắm rõ chính sách, thậm chí “cẩu thả” trong việc khai báo hải quan. Bên cạnh đó, một số mặt hàng phải khai báo hóa chất nhưng do doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ càng dẫn đến sai sót.

Để tuân thủ tốt pháp luật hải quan, bản thân các doanh nghiệp phải tự chủ động trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó mang lợi ích cho doanh nghiệp.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp, ông Dương Quốc Phi cho biết, cơ quan Hải quan luôn cầu thị, lắng nghe doanh nghiệp. Bất kỳ một chính sách nào chuẩn bị được ban hành, cơ quan Hải quan đều lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp và các ban, ngành liên quan.

Ngoài chia sẻ các văn bản liên quan đến thủ tục hải quan, ông Dương Quốc Phi đề xuất, cơ quan Hải quan tiếp tục là cầu nối giữa doanh nghiệp với các bộ, ngành trong quá trình sửa đổi các quy định liên quan đến chính sách mặt hàng. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn hàng năm cho doanh nghiệp liên quan đến việc áp mã HS.





Nguồn tham khảo


(New Gol) – Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho rằng, để tuân thủ tốt pháp luật hải quan, bản thân các doanh nghiệp phải tự chủ động trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó sẽ mang lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
Ông Dương Quốc Phi, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1. Ảnh: Q.H

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, trước khi tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện pháp luật hải quan, doanh nghiệp thường xuyên bị động tuân thủ pháp luật hải quan, thường xuyên phụ thuộc vào sự hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, công chức Hải quan.

Kể từ khi tham gia Chương trình, bất cứ hoạt động của doanh nghiệp đều mang tính tự nguyện, chuyển từ bị động sang chủ động tuân thủ pháp luật. Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí.

Sau 2 năm triển khai, Chương trình thí điểm được triển khai xuyên suốt từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp cục, chi cục hải quan.

Trong quá trình triển khai, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, Cục Hải quan Hà Nội (nơi doanh nghiệp làm thủ tục) đã bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên quan tâm, liên lạc hỗ trợ doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp với công chức Hải quan chuyên trách.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, chi cục thống kê những lỗi mà doanh nghiệp thường xuyên mắc phải, mức độ tuân thủ pháp luật… thông báo cho doanh nghiệp, từ đó phòng tránh vi phạm, duy trì mức độ tuân thủ, nâng mức độ tuân thủ.

“Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn thì doanh nghiệp được giải phóng hàng hóa nhanh. Còn đối với tờ khai luồng Vàng phải chịu kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn để giải phóng hàng hóa. Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra để cơ quan Hải quan kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người.

Ông Dương Quốc Phi dẫn chứng: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Do vậy, khi tờ khai luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí. Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn lực.

Ông Dương Quốc Phi chia sẻ, vi phạm mà các doanh nghiệp thường xuyên mắc phải chủ yếu liên quan đến chính sách mặt hàng và áp mã HS do doanh nghiệp không nắm rõ chính sách, thậm chí “cẩu thả” trong việc khai báo hải quan. Bên cạnh đó, một số mặt hàng phải khai báo hóa chất nhưng do doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ càng dẫn đến sai sót.

Để tuân thủ tốt pháp luật hải quan, bản thân các doanh nghiệp phải tự chủ động trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó mang lợi ích cho doanh nghiệp.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp, ông Dương Quốc Phi cho biết, cơ quan Hải quan luôn cầu thị, lắng nghe doanh nghiệp. Bất kỳ một chính sách nào chuẩn bị được ban hành, cơ quan Hải quan đều lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp và các ban, ngành liên quan.

Ngoài chia sẻ các văn bản liên quan đến thủ tục hải quan, ông Dương Quốc Phi đề xuất, cơ quan Hải quan tiếp tục là cầu nối giữa doanh nghiệp với các bộ, ngành trong quá trình sửa đổi các quy định liên quan đến chính sách mặt hàng. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn hàng năm cho doanh nghiệp liên quan đến việc áp mã HS.





Nguồn tham khảo

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn Có Câu Hỏi Nào Không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.