OCOP chương trình Mỗi xã một sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập của người dân, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mang lại giá trị cốt lõi cho từng địa phương, nâng cao giá trị và tầm nhìn phát triển của Sản phẩm trọng điểm của Địa phương.
Chất Lượng Việt chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận OCOP – Mỗi xã một sản phẩm trọn gói, uy tín, chuyên nghiệp, tiết kiệm.
Nội Dung
Chứng nhận OCOP là gì?
OCOP là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “One Commune One Product” là chương trình do Thủ tướng chính phủ ban hành.
Chương trình OCOP là một Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương…) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.
Đối tượng của chương trình OCOP là gì?
Đối tượng của Chương trình là sản phẩm và chủ thể thực hiện, trong đó:
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
Chương trình OCOP bao gồm dịch vụ theo 06 nhóm tiêu biểu sau:
- Nhóm thực phẩm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.
- Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn.
- Nhóm thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
- Nhóm vải và may mặc: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
- Nhóm hàng lưu niệm – nội thất – trang trí: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… quà lưu niệm, đồ gia dụng.
- Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,…
Tham khảo: Thang điểm để “gắn sao” cho sản phẩm OCOP
Mục đích của Chương trình OCOP là gì?
Chương trình OCOP có 3 mục đích chính, đó là:
- Khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.
Xem thêm: Lớp tập huấn ToT về tư vấn Chương trình OCOP tại miền Trung
Đăng ký Chứng nhận OCOP – Mỗi xã một sản phẩm trọn gói
6 bước triển khai chương trình OCOP
Triển khai thực hiện chu trình OCOP tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP
Công tác tuyên truyền được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng và chủ thể sản xuất. Sau công tác tuyên truyền, các chủ thể hiểu được kế hoạch và nội dung chương trình.
Thu thập phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm.
Bước 2: Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm
Cán bộ OCOP cấp xã và cấp huyện sẽ thực hiện nhận ý tưởng sản phẩm từ chủ thể (ý tưởng đăng ký sản phẩm đã có và sản phẩm mới theo mẫu), OCOP cấp huyện tổ chức đánh giá ý tưởng sản phẩm.
Với những ý tưởng sản phẩm không đạt thì trả lại, những ý tưởng đạt thì tiến hành tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.
Sau tập huấn, các chủ thể cần xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh (theo mẫu) và nộp cho OCOP xã, huyện.
Bước 3: Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh
OCOP huyện tiến hành nhận phương án/dự án sản xuất kinh doanh và tiến hành tổ chức đánh giá. Sau đánh giá, những phương án không đạt sẽ trả lại chủ thể và yêu cầu xây dựng lại, những phương án được chấp nhận sẽ được tập huấn, tư vấn, hướng dẫn để triển khai phương án.
Bước 4: Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh
Lúc này chủ thể sẽ tiến hành triển khai, đưa phương án/dự án sản xuất kinh doanh vào thực tế. Các bên liên quan như cán bộ OCOP, cơ quan nhà nước, đơn vị tư vấn sẽ tư vấn và hỗ trợ tại cơ sở.
Kết quả của bước này là chủ thể phải có sản phẩm hoàn thiện nhất có thể, chuẩn bị đầy đủ minh chứng và hồ sơ về sản phẩm.
Đối với đơn vị sản xuất, chương trình OCOP bắt buộc đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như: ISO 22000, HACCP,…
Bước 5: Đánh giá và xếp hạng sản phẩm
OCOP các cấp sẽ thực hiện công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm theo quy trình đánh giá cấp huyện, tỉnh, Trung ương.
Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:
- Cấp 1: Công tác đánh giá ở cấp huyện.
- Cấp 2: Công tác đánh giá ở cấp tỉnh.
- Cấp 3: Công tác đánh giá tại ở cấp trung ương.
Bước 6: Xúc tiến thương mại
Những sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.